Phân loại tủ ATS

Phân loại tủ ATS

Chúng tôi tạm phân tủ ats theo dòng làm việc:

ATS sử dụng contactor (dòng nhỏ và trung bình)
ATS sử dụng MCCB (dòng trung bình và lớn)
ATS sử dụng ACB (dòng lớn)

Hay có thể phân tủ ats theo bộ điền khiển:

ATS sử dụng các bộ điều khiển có sẵn của các hãng OSUNG, SOCOMEC, SCHNEIDER, …
ATS sử dụng bộ Logo tự chế (dùng các role thời gian và role trung gian).

Chúng tôi sẽ phân tích thêm 1 số điểm cho bạn:

Bộ chuyển đổi nguồn tự động tủ ats (Automatic Transfer Switch) thường dùng cho các ứng dụng sau:

– Chuyển đổi nguồn chính (lưới…) – Nguồn dự phòng (Máy phát điện…)

– 1 bộ ATS thường gồm 3 phần chính sau:
– Phần động lực (Contactor, MCCB, ACB)
– Bộ điều khiển: dùng bộ điều khiển chuyên dụng tích hợp với tủ ats ( của Osung, Socomec….), dùng các rơle logic (Logo, Zelio….), dùng các bộ PLC nhỏ (đối với ứng dụng phức tạp

Các phần khác: như liên động cơ điện, giám sát bảo vệ, truyền thông xa…

– Về dòng sản phẩm:+ Đối với các ứng dụng chuyển đổi 1 nguồn chính (điện lưới) – máy phát điện diesel dự phòng thường sử dụng các bộ tủ ats tích hợp (tích hợp 2 contactor trong cùng thân và có liên động cơ điện), các nhà cung cấp thường có cả bộ điều khiển ATS chuyên dụng. Các sản phẩm này phổ biến trên thị trường việt nam là của các nhà sản xuất (Osung, Pesco/ Hàn quốc, Socomec/Pháp, Ý….)

* Ưu điểm, cơ cấu gọn nhẹ đơn giản dễ sử dụng, tích hợp sẵn các chức năng (khởi động máy phát ….) giá thành hạ

* Nhược điểm: không áp dụng được trong các trường hợp phức tạp như có 2 nguồn lưới 1 nguồn dự phòng …. thường dùng cho ứng dụng có dòng tối đa đến khoảng 1600-3200A. Dòng cắt ngắn mạch chịu đựng được thường không cao.

+ Đối với các ứng dụng lớn, phức tạp có 2 hoặc nhiều hơn nguồn lưới + Nguồn dự phòng, phương án tối ưu là sử dụng MCCB & ACB có động cơ đóng cắt + bộ điều khiển tủ ats của các hãng. Phổ biến trên thị trường việt nam là sản phẩm của các nhà sản xuất (ABB, Merlin Gerin, Siemens…), các MCCB &ACB được nối liên động điện cơ với nhau để thực hiện chức năng chuyển mạch tự động
* Ưu điểm: Khả năng tùy biến cao, chọn được nhiều chế độ hoạt động, thông số kỹ thuật cao…. dễ dàng thay thế khi gặp sự cố và bảo dưỡng (đối với loại withdrawble). Dễ dàng kết nối với các hệ thống quản lý cấp cao hơn
* Nhược điểm: Giá thành cao, tốn diện tích…. thích hợp với những ứng dụng có yêu cầu cao

Kết luận:

tủ ats- Tùy theo ứng dụng & yêu cầu kỹ thuật mà chọn loại phù hợp.

Nếu bạn cần tư vấn thì hãy gửi sơ đồ single line diagram lên đây chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp miễn phí. Mạch của bạn bpdviet là loại ATS dùng 2 MCCB với 2 bộ motorized để đóng cắt MCCB. Mạch này hoạt động nói chung tốt. Dùng Zen lập trình cũng được. Tuy nhiên thì cách lập trình cho Zen là rất quan trọng vì bạn phải có rất nhiều tham số thời gian để mạch hoạt động tốt. Về tủ atsthì chúng tôi cũng có một số bài post lên khá nhiều kể cả cách lập trình cho LOGO của Siemens nữa. Đối với Zen của Omron thì cách lập trình có khác hơn, tuyy nhiên nếu theo cứ theo cách phân tích mà chúng tôi đã đề cập thì các bạn có thể lập trình cho mạch ATS này khá dễ dàng! ATS thường thì dùng cho 2 nguồn: 1 lưới và 1 máy phát. Nếu bạn cần nhiều nguồn thì sẽ có những thiết kế khác. Ví dụ:

– 3 nguồn: 1 lưới + 2 máy phát hoặc 2 lưới + 1 máy phát
– 4 nguồn: 2 lưới + 2 máy phát.

Nói chung, chúng ta có thể làm được tất cả những gì chúng ta có thể nghĩ ra, miễn là nó hợp lý. Theo chúng tôi thì tủ ats là tủ dùng để điều khiển đóng cắt (điều phối giữa các nguồn có thể 2 hoặc 4 nguồn…) sao cho tải luôn có điện và không gây sự cố. Thường trong tủ ats là các thiết bị điều khiển như S7-200 hoặc logo nếu ứng dụng nhỏ, với các thiết bị chấp hành là các ACB hoắc VCB được khóa liên động với nhau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện thoại
0987.927.957
Chat Zalo