Hướng dẫn sử dụng máy phát điện

Tình hình cung ứng nguồn điện lưới của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam hiện nay cho các đơn vị và sinh hoạt thường ngày của dân chúng chưa đảm bảo. Các doanh nghiệp, cơ quan, văn phòng và một số hộ gia đình có tổ máy phát điện dự phòng chạy bằng dầu điezel (loại công suất lớn) hoặc xăng (loại có công suất từ 0.5 – 10 KVa).

Ngoài những lưu ý khi sử dụng máy phát điện ở một số bài viết trước, LAH xin tư vấn khách hàng những vấn đề sau

Máy phát điện, máy phát điện dân dụng, máy phát điện công nghiệp
Để đảm bảo việc vận hành được dễ dàng, máy phát điện sử dụng bền, đỡ tốn nhiên liệu, phải chú ý những điểm sau:

Khi tìm hiểu về tổ máy phát điện ta có thể hình dung chúng gồm 2 phần chính: phần động cơ nổ và phần phát điện, nối với nhau qua khớp trung gian, đặt trên bệ đỡ được thiết kế chống rung. Những loại phục vụ cho văn phòng, khách sạn được lắp vỏ giảm âm và bộ chuyển đổi điện tự động (ATS).
Khi sử dụng tổ Máy phát điệnngười vận hành phải nắm bắt được một số nguyên tắc chính như: Hiểu biết về cấu tạo, nguyên lý làm việc của tổ máy. Cách chọn nhiên liệu sao cho phù hợp với từng loại đầu nổ, không pha lẫn các tạp chất khác. Khi cho nhiên liệu vào bình xăng hoặc bình dầu, sau 30 phút mới sử dụng, đề phòng các tạp chất trong nhiên liệu có thời gian lắng đọng. Đối với xăng dầu dự trữ, thùng chứa phải sạch, không bị gỉ, có nắp đậy kín tránh bụi, nước lẫn vào và phòng tránh hoả hoạn. Dùng dầu bôi trơn đúng chủng loại, không nhiều qúa cũng không ít qúa theo vạch đã định ở catter máy. Thị trường hiện nay có nhiều loại xăng dầu, dầu bôi trơn không đảm bảo chất lượng, thì không nên dùng, chỉ nên mua nhiên liệu và dầu bôi trơn ở những cửa hàng có uy tín. Nước làm mát đầu nổ phải thực sự là nước ngọt, sạch có chất lượng cao, không lẫn các tạp chất làm ăn mòn két nước. Ngoài ra để đảm bảo quá trình làm mát được tốt hơn người ta còn pha thêm chất phụ gia thích hợp vào nước làm mát theo tỷ lệ (chi tiết hỏi đại lý bán máy).

Chuẩn bị trước khi khởi động máy:

– Kiểm tra dầu bôi trơn, nước làm mát, nhiên liệu
– Ngắt tải khỏi tổ máy phát điện
– Kiểm tra bình ắc quy: mức dung dịch điện phân, điện áp bình, xiết chặt các mối nối với bình ắc quy. Cẩn thận đấu nối đúng cực tính.
– Kiểm tra độ ẩm phần phát và khắc phục bất kỳ sự rò rỉ nào trong tổ máy phát điện.
– Kiểm tra và xiết chặt các bu lông, đai ốc… các mối nối dây.
– Kiểm tra dây cu roa có bị căng hoặc chùng quá không?
– Mở van cấp nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến bơm cao áp ( nếu có )
– Bơm dầu bôi trơn bằng tay cho động cơ ( nếu có )
– Kiểm tra nút dừng khẩn cấp “Emergency Stop“ phải ở vị trí mở
– Đảm bảo không có vật gì cản trở hoặc sẽ bị hút vào máy khi máy đang hoạt động
– Nếu là động cơ chạy xăng thì kiểm tra điện đánh lửa và bộ chế hoà khí
– Kiểm tra dây tiếp mát.

Khởi động máy:

Trước khi khởi động phải via máy hoặc giật, quay… kiểm tra xem phần chuyển động cú trơn tru không rồi mới bật công tắc khởi động và khởi động không tải, sau khi thấy máy ổn định, các thông số kỹ thuật đảm bảo mới đóng tải, theo dõi và hiệu chỉnh điện áp (lưu ý phòng ngừa bị rò điện).

Dừng máy:

– Giảm tải từ từ, ngắt cầu dao, cho máy chạy không tải 3-5 phút và để nguội dần
– Đóng van nhiên liệu và để máy thông thoáng không che đậy đến khi máy nguội hoàn toàn.
Bảo dưỡng:
Trong quá trình sử dụng máy phát điện thường xuyên phải duy tu, bảo dưỡng, chăm sóc đúng mức, đúng hạn… sẽ giúp đầu nổ làm việc tốt hơn và tuổi thọ máy kéo dài hơn. Việc bảo dưỡng thực hiện trước mỗi lần chạy máy, sau 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng. Thường xuyên ghi nhật ký cho máy, lưu trữ các tài liệu, thông số kĩ thuật để việc theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa được dễ dàng, thuận lợi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi điện thoại
0987.927.957
Chat Zalo