1. Gạch cổ Bát Tràng từ đầu không dùng để lát để xây:
Gạch cổ Bát Tràng được các cụ xưa đóng thành để làm chống cật lò và chắn hàng dàn. Gạch là công cụ để ngăn sản phẩm trực tiếp tiếp xúc với Than, Củi. Nhờ vậy sản phẩm sẽ có môi trường sạch hơn, men sứ đẹp hơn.
2. Màu sắc gạch: Nâu đen chứ không đỏ tươi
Gạch được đun nhiều lần theo nhiều chuyến lò chính vì vậy gạch rất đanh, đanh như Sành, màu sắc từ đỏ chuyển hết sang nâu đen chứ không còn màu đỏ tươi nữa. Quá trình đun nhiệt độ cao khiến lớp men sứ ám vào bề mặt gạch là một nét đặc trưng.
3. Không lên rêu được
Do được nung nhiệt độ cao (Đun cùng các sản phẩm Sứ ở nhiệt độ 1250-1300 độ C) nhiều lần nên gạch đanh chắc không thể lên rêu được.
4. Gạch cổ Bát Tràng xưa không phải đun bằng Trấu
Để đạt nhiệt độ cao các cụ thường đun củi và một phần than để tăng nhiệt độ lên 1200-1300 độ C. Vì đun hàng men sứ khó tính không thể đun bằng Trấu được.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.